Ngành Quản lý đô thị và 5 thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Việt Nam là đất nước có tốc độ phát triển đô thị mạnh mẽ. Do đó, làm thế nào để xây dựng và quy hoạch đô thị thông minh, đảm bảo sự khoa học hiện là vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết. Ngành Quản lý đô thị ra đời nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu về phát triển đô thị theo hướng bền vững, phục vụ cho đời sống con người. Cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin về ngành học thú vị này nhé.

Tìm hiểu về ngành Quản lý đô thị

Quản lý đô thị là ngành học thuộc khối quản trị về lĩnh vực đô thị. Đây là ngành nghiên cứu về cách xây dựng và quản lý những vấn đề của đô thị. Chẳng hạn như quản lý chính sách (văn hóa, xã hội,…), quy hoạch cảnh quan, ứng dụng công nghệ trong việc vận hành theo hướng đô thị thông minh và bền vững. Với xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay không thể thiếu công tác quản trị đi kèm. Nó đảm bảo cho sự phát triển đúng hướng cũng như công năng sử dụng của đô thị.

Quản lý đô thị là ngành nghiên cứu về cách xây dựng và quản lý những vấn đề của đô thị
Quản lý đô thị là ngành nghiên cứu về cách xây dựng và quản lý những vấn đề của đô thị

Do đó có thể thấy ngành Quản lý đô thị và nhân lực trong ngành này cực kỳ cần thiết. Nhất là khi ta đang hướng tới việc phát triển môi trường đô thị an toàn – tiện nghi – ấn tượng. Thế nhưng hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề gây khó khăn, cản trở tới sự phát triển ấy. Từ những trở ngại về hạ tầng, quy hoạch đến hệ thống cấp thoát nước, thu gom rác, giao thông. Việc có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng về quản lý cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật, quản lý về cấp phép xây dựng,…là điều kiện bắt buộc để có thể công tác trong lĩnh vực này.

Ngành Quản lý đô thị đào tạo những gì?

Sinh viên theo học ngành Quản lý đô thị sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng như sau:

– Có kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật liên quan đến môi trường đô thị tại Việt Nam

– Có kiến thức về thiết kế các phương án phát triển đô thị bền vững, nắm vững các phương pháp đánh giá hiện trạng và xu hướng phát triển của đô thị

– Có kiến thức và kỹ năng sử dụng các phần mềm công nghệ phù hợp trong việc quản lý không gian, kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa đô thị

– Đề xuất các giải pháp trong hoạt động nghiên cứu và triển khai thực tiễn về quản lý phát triển đô thị

– Kết nối và phối hợp nguồn lực của các bên liên quan trong các hoạt động thực tiễn về quản lý đô thị bền vững

– Nhạy bén, cập nhật các kiến thức và xu thế mới để quản lý phát triển đô thị hiện đại

Ngành Quản lý đô thị đào tạo kiến thức, kỹ năng từ nền tảng đến chuyên sâu cho sinh viên
Ngành Quản lý đô thị đào tạo kiến thức, kỹ năng từ nền tảng đến chuyên sâu cho sinh viên

Những tố chất cần có để theo đuổi ngành Quản lý đô thị

Những ai phù hợp để theo học và làm việc trong ngành Quản lý đô thị? Dưới đây là các tố chất cần thiết nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực thú vị này.

– Khả năng sáng tạo và đổi mới. Đây chắc chắn là kỹ năng nền tảng. Nhờ nó mới có thể đưa ra nhiều ý tưởng phát triển đô thị mới lạ nhưng vẫn đảm bảo về các nhu cầu, công năng cơ bản.

– Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề. Việc có khả năng tư duy, phân tích là một trong những yêu cầu bắt buộc của lĩnh vực này. Nhất là trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị có rất nhiều số liệu phải xử lý. Chẳng hạn các chỉ số liên quan về kinh tế, xã hội, môi trường,…Ngoài ra khi đối mặt với các vấn đề phát sinh bạn cũng phải có khả năng đánh giá về thực trạng và đưa ra các giải pháp nhanh chóng.

– Kỹ năng quản lý thời gian. Việc có khả năng sắp xếp công việc hợp lý sẽ giúp bạn tối ưu về hiệu suất làm việc. Các công việc sẽ được hoàn thành đúng hạn, đảm bảo về tiến độ theo đúng kế hoạch đề ra.

–  Kiên trì và tỉ mỉ. Đây là một trong những yêu cầu không thể thiếu với những ai làm việc về Quản lý đô thị. Sự kiên trì giúp bạn giải quyết đến cùng vấn đề. Tính cẩn thận, chính xác sẽ hạn chế những sai sót không đáng có trong công việc.

Để theo đuổi ngành Quản lý đô thị cần những tố chất gì?
Để theo đuổi ngành Quản lý đô thị cần những tố chất gì?

Cơ hội việc làm của ngành Quản lý đô thị

Có thể nói đây là ngành học được đánh giá rất tiềm năng về cơ hội việc làm. Điều này là bởi xu thế đô thị hóa mạnh mẽ kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực lớn. Theo chuyên gia, sinh viên tốt nghiệp từ ngành Quản lý đô thị có thể đảm nhiệm nhiều vị trí. Đơn vị công tác cũng đa dạng từ khối Nhà nước, doanh nghiệp đến phi chính phủ. Cụ thể là ở các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực quản trị và phát triển đô thị, công nghệ đô thị, quy hoạch đô thị hay dịch vụ đô thị.

Cơ hội việc làm của ngành Quản lý đô thị rộng mở do nhu cầu tăng cao của thị trường
Cơ hội việc làm của ngành Quản lý đô thị rộng mở do nhu cầu tăng cao của thị trường

Các vị trí công việc trong lĩnh vực này cũng rất đa dạng, bao gồm:

– Chuyên viên quản trị đô thị

– Chuyên viên tư vấn dự án đô thị

– Chuyên viên tư vấn thiết kế đô thị thông minh

– Chuyên viên quản lý môi trường đô thị

– Chuyên viên quy hoạch đô thị

– Quản lý dự án xây dựng đô thị

– Quản lý rủi ro đô thị

– Kinh doanh, khởi nghiệp về đô thị và dịch vụ đô thị

– Nghiên cứu viên, giảng viên tại các viện nghiên cứu, trường đại học về đô thị

Ngành Quản lý đô thị học trường nào đảm bảo chất lượng?

Đô thị vốn là một ngành học đã được các trường chú trọng đào tạo từ lâu. Các trường đào tạo ngành Quản lý đô thị có thể kể đến như Đại học Giao thông Vận tải (cơ sở phía Bắc), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội,…

Trong đó, trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (VNU-SIS) – Đại học Quốc gia Hà Nội là một lựa chọn xứng đáng tham khảo. Sinh viên sẽ được đào tạo và cấp bằng cử nhân Quản trị đô thị thông minh và bền vững.

Tại VNU-SIS, sinh viên sẽ được tiếp cận với hướng đào tạo liên ngành. Chương trình học luôn được đổi mới với các cập nhật bám sát xu thế phát triển của thời đại. Ví dụ như các môn Internet vạn vật và Dữ liệu lớn trong quản lý phát triển đô thị, Logistics và chuỗi cung ứng, Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh hay Tư duy sáng tạo và phản biện. Các học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức nền về quản lý phát triển đô thị. Bên cạnh đó sinh viên còn được đào tạo các kiến thức, kỹ năng về marketing, kinh tế, xã hội,…

Trong quá trình học, nhà trường luôn tạo điều kiện để sinh viên có cơ hội thực hành kiến thức. Chẳng hạn như tham dự các hội thảo hay thực tập tại các cơ quan, doanh nghiệp từ sớm.

 Vì sao nên học Quản lý đô thị tại trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật?
Vì sao nên học Quản lý đô thị tại trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật?

Trên đây là TOP 5 thông tin thú vị về ngành Quản lý đô thị. Có thể thấy đây là một ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ cùng các cơ hội việc làm mở rộng. Hy vọng rằng những chia sẻ qua bài viết này giúp bạn có thêm những định hướng về ngành học phù hợp với bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *