Thạc sĩ Công nghiệp văn hoá và Sáng tạo: Đón đầu xu thế nghề nghiệp của tương lai

thạc sĩ công nghiệp văn hoá và sáng tạo thumb

Năm 2024, chương trình đào tạo Thạc sĩ Công nghiệp văn hoá và Sáng tạo chính thức được ra mắt tại Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này. Đây cũng là chương trình thạc sĩ về Công nghiệp văn hoá và Sáng tạo đầu tiên tại Việt Nam, mở ra rất nhiều cơ hội việc làm mới cho các học viên, hứa hẹn sẽ trở thành các xu thế nghề nghiệp đón đầu tương lai.

Bối cảnh nghề nghiệp của ngành công nghiệp văn hoá và sáng tạo tại Việt Nam

Công nghiệp văn hoá và sáng tạo (CNVH&ST) là ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa các nội dung sáng tạo. Những nội dung này mang tính phi vật thể và văn hóa, được bảo vệ bởi luật bản quyền và thể hiện dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành CNVH&ST không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá văn hóa quốc gia trên trường quốc tế.

thạc sĩ công nghiệp văn hoá và sáng tạo 1
Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp văn hoá và sáng tạo đặt ra yêu cầu cấp thiết về đào tạo nhân lực

Chiến lược của Nhà nước Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2045, ngành CNVH&ST sẽ đóng góp 10% GDP cả nước. Để đạt được mục tiêu này, nhu cầu về lực lượng lao động chất lượng cao trong ngành CNVH&ST ở cả 3 bộ phận nhân lực: nhân lực quản lý, nhân lực sáng tạo, nhân lực sản xuất và kinh doanh là vô cùng lớn.

Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực đó phải có hiểu biết sâu sắc về văn hóa, bản sắc dân tộc, có tài mang tính sáng tạo, có tầm nhìn và có đủ năng lực để trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế sáng tạo. Nguồn nhân lực đó cũng cần kết hợp nền tảng kinh doanh với sự lựa chọn lĩnh vực sáng tạo của họ, từ thời trang, xuất bản, âm nhạc, truyền hình, phim, biểu diễn và thiết kế,…Nguồn nhân lực cũng cần có năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới công nghệ thông tin và truyền thông – là cơ sở của nền kinh tế sáng tạo.

Chuẩn bị hành trang cho Thạc sĩ Công nghiệp Văn hoá và Sáng tạo

Trên thực tế chất lượng lao động tại Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng được nhu cầu cao của ngành nghề này. Hạn chế lớn nhất về chất lượng nguồn nhân lực là thiếu tính liên ngành trong kiến thức và kĩ năng. Việc ra mắt chương trình Thạc sĩ Công nghiệp văn hoá và Sáng tạo tại Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội là một bước đi chiến lược, nhằm đào tạo ra đội ngũ nhân lực có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của ngành.

THẠC SĨ CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ VÀ SÁNG TẠO 2
Học viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng toàn diện về các lĩnh vực liên ngành

Chương trình thạc sĩ CNVH&ST tại Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật được thiết kế với tính liên ngành cao và ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn, hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu trên. Học viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng về các lĩnh vực như:

  • Sự sáng tạo: Khám phá và phát triển các ý tưởng sáng tạo, ứng dụng trong các sản phẩm và dịch vụ văn hoá.
  • Chính sách và luật pháp liên quan đến CNVH&ST: Hiểu biết sâu sắc và có khả năng ứng dụng hoạt các quy định pháp lý, chính sách hỗ trợ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực CNVH&ST.
  • Văn hóa, di sản, bản sắc dân tộc: Nghiên cứu và bảo tồn các giá trị văn hoá, di sản, phát huy bản sắc dân tộc.
  • Truyền thông, marketing: Kỹ năng xây dựng và thực hiện các chiến lược truyền thông, marketing cho các sản phẩm và dịch vụ văn hoá.
  • Công nghệ: Làm chủ và ứng dụng các công nghệ mới trong sáng tạo và sản xuất các sản phẩm văn hoá.
  • Đạo đức nghề nghiệp: Đảm bảo tính minh bạch, đạo đức trong các hoạt động của ngành CNVH&ST.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Công nghiệp văn hoá và Sáng tạo: Đón đầu xu thế nghề nghiệp của tương lai

thạc sĩ công nghiệp văn hoá sáng tạo 3
Đa dạng vị trí việc làm trong các lĩnh vực liên quan ngành công nghiệp văn hoá và sáng tạo

Sau khi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Công nghiệp Văn hoá và Sáng tạo, người học có thể đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau của ngành CNVH&ST, bao gồm:

  • Giám đốc/Chuyên viên sáng tạo: Chuyên gia chịu trách nhiệm lãnh đạo một nhóm sáng tạo, hoặc trực tiếp là thành viên chủ chốt của nhóm sáng tạo, chủ động đưa ra các chiến lược phát triển và giám sát, tham gia thực hiện các dự án sáng tạo.
  • Chuyên viên/Nhà sáng tạo/Nhà biên tập nội dung, nội dung số: Đảm nhận vai trò sáng tạo và biên tập các nội dung văn hoá, truyền thông số.
  • Nhà thiết kế: Thiết kế các sản phẩm văn hoá, truyền thông, giải trí.
  • Nhà sản xuất và làm phim độc lập: Sản xuất và đạo diễn các bộ phim, video, sản phẩm truyền thông.
  • Người giám sát: Giám sát các dự án văn hoá, nghệ thuật.
  • Nhà quản lý: Quản lý các tổ chức, dự án, doanh nghiệp trong lĩnh vực CNVH&ST.
  • Nhà giáo dục: Giảng dạy, đào tạo trong các trường học, trung tâm giáo dục về CNVH&ST.
  • Nhà nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích các xu hướng, chính sách, tác động của CNVH&ST.
  • Người hoạch định chính sách: Làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp với vai trò hoạch định chính sách liên quan đến CNVH&ST.

Đơn vị và khối ngành nghề thạc sĩ Công nghiệp văn hoá và Sáng tạo có thể tham khảo

thạc sĩ công nghiệp văn hoá và sáng tạo 4
Các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các khối ngành nghề đều có nhu cầu rất lớn về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá và sáng tạo
  1. Khối cơ quan quản lý

Các cơ quan quản lý về văn hoá, nghệ thuật, kinh tế, quản trị, giải trí, game, phát triển phần mềm, truyền thông…. Học viên có thể làm việc tại các Bộ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các bộ ngành liên quan, các cơ quan quản lý địa phương và quốc gia.

  1. Khối nghiên cứu và đào tạo

Các cơ quan nghiên cứu và đào tạo về CNVH&ST. Học viên có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng, nơi đào tạo và nghiên cứu về CNVH&ST.

  1. Khối thực hành

Các cơ quan thực hành liên quan đến CNVH&ST. Học viên có thể tham gia vào các công ty sản xuất, các studio, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí, nghệ thuật.

  1. Khối truyền thông

Các cơ quan thông tấn, báo chí và truyền thông, các tổ chức phi chính phủ. Học viên có thể làm việc tại các đài truyền hình, công ty truyền thông, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, truyền thông.

  1. Khối tư vấn và dịch vụ

Các đơn vị, cơ quan hoạch định, tham mưu, tư vấn chính sách trong khối nhà nước và tư nhân; các doanh nghiệp, đơn vị dịch vụ của các ngành CNVH&ST. Học viên có thể trở thành các chuyên gia tư vấn, cố vấn cho các dự án văn hoá, sáng tạo.

  1. Khối khởi nghiệp

Khởi nghiệp về CNVH&ST. Học viên có thể khởi nghiệp, sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, truyền thông, giải trí.

Sẵn sàng mọi nguồn lực cho khóa thạc sĩ CNVH&ST đầu tiên tại Việt Nam

thạc sĩ công nghiệp văn hoá sáng tạo 5
Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật đã sẵn sàng mọi nguồn lực cho khóa thạc sĩ Công nghiệp văn hoá và Sáng tạo đầu tiên tại Việt Nam

Với nền tảng đào tạo liên ngành và nguồn nhân lực chất lượng, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật có đầy đủ cơ sở để trở thành đơn vị tiên phong của ĐHQGHN nói riêng và cả Việt Nam nói chung trong việc xây dựng chương trình và đào tạo thạc sĩ CNVH&ST. Các ngành học tại trường như di sản, du lịch văn hóa, đô thị, kiến trúc, giải trí, sự kiện, thiết kế, truyền thông… tạo nền tảng vững chắc cho chương trình đào tạo.

Đội ngũ giảng viên của khoa đa dạng về chuyên ngành, bao gồm nhiều chuyên gia hàng đầu Việt Nam và quốc tế trong các lĩnh vực liên quan. Tham gia đào tạo còn có các nhà báo, chuyên gia truyền thông, thương hiệu, chiến lược du lịch… những người đang trực tiếp tạo ra sản phẩm văn hóa sáng tạo. Trường cũng liên kết đào tạo với nhiều doanh nghiệp, đơn vị truyền thông, marketing, thương hiệu, giải trí, sự kiện, du lịch và sản xuất. Điều này đảm bảo học viên có cơ hội thực tập và áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

Chương trình Thạc sĩ Công nghiệp văn hoá và Sáng tạo tại Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội không chỉ mang đến kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực tiễn mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng lớn và đầy triển vọng. Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành CNVH&ST, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho những ai đam mê và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này. Chương trình hứa hẹn sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành CNVH&ST tại Việt Nam, đón đầu xu thế nghề nghiệp của tương lai.

Thông tin tuyển sinh Thạc sĩ Công nghiệp Văn hoá và Sáng tạo năm 2024: xem thêm tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *