5 ngành hot Đại học Quốc gia Hà Nội

Chọn đúng lĩnh vực – nhóm ngành nghề phù hợp với sở thích sẽ giúp bạn thành công trong tương lai. Bài viết cung cấp chi tiết 5 chương trình đào tạo (CTĐT) độc đáo nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội với các đặc quyền dành riêng cho sinh viên liên ngành:

  • Bằng Cử nhân của Đại học Quốc gia Hà Nội cấp
  • Đồng hành với doanh nghiệp ngay từ năm nhất
  • 5 ngành học với 10 phương thức xét tuyển
  • Thời gian đào tạo: 4 năm | Học bằng tiếng Việt
  • Học phí từ 2tr7/tháng (một học kỳ có 5 tháng; một năm có 2 kỳ)
  • 700+ suất học bổng ngoài ngân sách và học bổng học tập của Khoa, của đối tác…

Học bổng hàng năm của Khoa

Xem phương thức tuyển sinh năm 2023: https://sisvnu.edu.vn/thong-tin-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-2023/

1. QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

Thương hiệu, có thể hiểu là nhận diện của mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Trước đây, thuật ngữ Thương hiệu thường được sử dụng trong ngành Marketing. Tuy nhiên, với tầm quan trọng của mình ngày nay Thương hiệu không còn là một phần của Marketing. theo nghĩa truyền thống mà là một hợp phần song hành giúp thúc đẩy và quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp và tổ chức.

Sinh viên ngành Quản trị thương hiệu thực tế tại Doanh nghiệp

Quản trị thương hiệu là ngành học hot đòi hỏi tính liên ngành cao giữa marketing, truyền thông, quản trị,… . Sinh viên ngành Quản trị thương hiệu của Đại học Quốc gia Hà Nội được học kiến thức tích hợp, liên ngành về quản trị, truyền thông và thiết kế, trong đó kiến thức về quản trị gồm có quản trị thương hiệu, marketing, quản trị kinh doanh được xác định là khối kiến thức nền tảng, cốt lõi của chương trình.

Sinh viên lớp Quản trị thương hiệu

Mức thu nhập cho vị trí quản lý khách sạn quy mô vừa đạt 10 – 18 triệu/tháng và 40 triệu trở lên ở các khách sạn đạt chuẩn 5 sao.

MỘT SỐ MÔN HỌC HẤP DẪN, THỰC TẾ – ĐỒNG HÀNH VỚI DOANH NGHIỆP

  • Phát triển thương hiệu qua văn hóa doanh nghiệp
  • Thương hiệu, PR, quảng cáo
  • Quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ
  • Truyền thông Marketing tích hợp
  • Thẩm định giá tài sản thương hiệu
  • Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân, tổ chức, cơ quan
  • Tư duy thiết kế

 

HỌC QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU LÀM NGHỀ GÌ?

Vị trí việc làm/đơn vị việc làm
Khối cơ quan nhà nước
  • Chuyên viên Quản trị thương hiệu cho các công ty
  • tổ chức tư nhân và nhà nước trong xây dựng
  • bảo vệ nhượng quyền thương hiệu: làm việc tại các công ty dịch vụ marketing
  • Chuyên viên quản lí rủi ro nhãn hiệu: Nhận diện, đánh giá rủi ro, giảm thiểu rủi ro
  • Các vị trí liên quan: Marketing, Tổ chức sự kiện; Nghiên cứu và phân tích thị trường
Khối tư nhân, doanh nghiệp
Khối tổ chức phi chính phủ, quốc tế Điều phối dự án liên quan đến truyền thông; Quản trị thương hiệu tổ chức tại địa phương/quốc gia/khu vực…
Khối trường học, sư phạm
  • Giảng dạy, nghiên cứu ngành Quản trị Kinh doanh, Marketing, Truyền thông, Công nghiệp văn hóa sáng tạo…
  • Làm việc tại đơn vị truyền thông và quản trị thương hiệu cấp Khoa/Trường/Đại học
Khởi nghiệp và nâng cao trình độ Sau đại học
  • Khởi nghiệp: phát triển ý tưởng và tạo dựng doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân
  • Có thể học lên cao học/nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản trị Truyền thông/Thương hiệu, Báo chí học, Xử lí khủng hoảng, Quản trị sự kiện… và các chuyên ngành gần, chuyên ngành phù hợp khác trong hệ thống các chuyên ngành hiện được phép đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Một số đơn vị đồng hành Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs

Công ty TNHH Lê và Anh Em (Le Bros)

Công ty CP Đào tạo và Tư vấn truyền thông AAA

Công ty CP Công nghệ và Truyền thông LinkStar…

Chi tiết chương trình đào tạo: https://sisvnu.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-quan-tri-thuong-hieu/

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01, D03, D04

2. QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN DI SẢN

Di sản là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của bất cứ quốc gia nào, bởi di sản không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử mà còn là nguồn lực quý giá để phát triển du lịch và kinh tế. Chính vì vậy, đào tạo về di sản phổ biến tại nhiều nước trên thế giới.Tài nguyên di sản của Việt Nam đa dạng, phong phú và không nằm ngoài xu thế bảo tồn, phát triển di sản theo hướng bền vững của thế giới. Chính vì vậy đây là một trong những ngành hot nhất hiện nay.

Buổi hướng nghiệp dành cho sinh viên Di sản

Thay vì cách nhìn nhận di sản như những thực thể tĩnh và đóng góp thuần túy vào các giá trị văn hóa, tinh thần, di sản ngày nay được nhìn nhận theo hướng năng động và cởi mở hơn, theo đó, di sản đã trở thành tài sản, tài nguyên đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước và trở thành một thành tố quan trọng của ngành công nghiệp sáng tạo.

Sinh viên ngành Quản trị tài nguyên di sản của Đại học Quốc gia Hà Nội không chỉ được học kiến thức liên quan đến di sản như lịch sử, văn hóa, xã hội, khảo cổ… mà còn được rèn luyện kĩ năng quản trị, tư duy kinh tế, tư duy khởi nghiệp, quản lí nhân sự, được thực tế các kỹ năng truyền thông, tổ chức sự kiện, du lịch…để từ đó tạo nên các giá trị gia tăng cho di sản, góp phần phát huy giá trị di sản theo hướng bền vững, cũng như thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo và nền kinh tế văn hóa của quốc gia.

Sinh viên lớp Di sản đi thực tế

MỘT SỐ MÔN HỌC HẤP DẪN, THỰC TẾ – ĐỒNG HÀNH VỚI DOANH NGHIỆP

  • Truyền thông Marketing tích hợp
  • Quản trị doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực di sản
  • Du lịch di sản bền vững
  • Một số ứng dụng công nghệ số trong quản lí và thực hành di sản
  • Tổ chức sự kiện văn hóa
  • Khởi sự kinh doanh
  • Kỹ thuật quay phim và chụp ảnh cơ bản
  • Xây dựng sản phẩm truyền thông
  • Quản trị thương hiệu điểm đến
  • Tư duy sáng tạo và phản biện
  • Hướng dẫn du lịch di sản

 

HỌC QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN DI SẢN LÀM NGHỀ GÌ?

Vị trí việc làm/đơn vị việc làm
Khối cơ quan nhà nước
  • Cơ quan ngoại giao, cơ quan quản lí văn hóa, di sản, du lịch: Văn phòng chính phủ; Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân các cấp; Bộ Ngoại giao, Ủy ban Văn hóa đối ngoại; các đơn vị, cơ quan có chức năng hoạch định, tham mưu, tư vấn chính sách…;
  • Cơ quan truyền hình – thông tấn về văn hóa, di sản, du lịch;
  • Cơ quan thực hành liên quan đến di sản: bảo tàng, thư viện; Các Ban quản lí di tích và danh thắng các cấp; Các vườn quốc gia;
Khối tư nhân, doanh nghiệp
  • Hướng dẫn viên du lịch, chuyên gia thiết kế tour, trung tâm dịch vụ lữ hành, thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử – văn hóa,…
  • Các doanh nghiệp, đơn vị dịch vụ của công nghiệp di sản trong khối nhà nước và tư nhân.
  • Các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng thực hành di sản từ thấp đến cao, các tổ chức quốc tế liên quan đến di sản.
  • Cán bộ nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, lượng giá kinh tế di sản,  phát triển chương trình du lịch, sự kiện về văn hóa, di sản…;
  • Chuyên viên quảng bá di sản, tổ chức sự kiện, du lịch di sản cho các doanh nghiệp làm về di sản, du lịch;
Khối tổ chức phi chính phủ, quốc tế Điều phối/phát triển dự án liên quan đến truyền thông; nghiên cứu viên, chuyên viên/quản lí chương trình liên quan đến văn hóa, di sản, lịch sử của khu vực, quốc gia…
Khối trường học, sư phạm Giảng dạy, nghiên cứu ngành Việt Nam học, Du lịch học, Truyền thông, Báo chí, Di sản học, Công nghiệp văn hóa sáng tạo, Văn hóa học, Sử học… tại các trường trung học, đại học, học viện, trung tâm văn hóa… trong và ngoài nước
Khởi nghiệp 

Nâng cao trình độ Sau đại học

Du học

  • Khởi nghiệp: phát triển ý tưởng và tạo dựng doanh nghiệp cá nhân.
  • Có thể học lên cao học/nghiên cứu sinh chuyên ngành Di sản học, Báo chí, Văn hóa học, Du lịch học… và các chuyên ngành gần, chuyên ngành phù hợp khác trong hệ thống các chuyên ngành hiện được phép đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo.
  • Cơ hội du học và trao đổi ở nước ngoài với nhiều học bổng giá trị bởi tính độc đáo của ngành học.
Một số đơn vị đồng hành Cục Di sản văn hóa – Bộ Văn hóa, Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO

Thể thao và Du lịch; Bảo tàng Dân tộc học

Tạp chí Thế giới Di sản

Công ty cổ phần Hành trình Phiêu lưu

Công ty CP Tập đoàn WOLF

Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt

Công ty Rustic Hospitality Group

Chi tiết chương trình đào tạo: https://sisvnu.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-quan-tri-tai-nguyen-di-san/

Tổ hợp xét tuyển: A01, C00, D01, D03, D04, D78

3. QUẢN LÍ GIẢI TRÍ VÀ SỰ KIỆN

Lĩnh vực giải trí đang phát triển với tốc độ cao tại Việt Nam trong những năm gần đây. Theo thống kê, ngành dịch vụ giải trí chiếm đến 35% GDP tại Việt Nam hiện nay. Hàng năm, có rất nhiều cơ sở, dịch vụ và sự kiện giải trí ra đời. Các sự kiện giải trí từ nhỏ đến lớn được mở ra thu hút đông đảo người tham gia.

Việt Nam đã bắt đầu có những sự kiện giải trí mang tầm cỡ quốc tế như Lễ hội âm nhạc quốc tế, Lễ hội âm nhạc Gió mùa (Monsoon), Giải đua xe công thức 1 tại Việt Nam (F1 Vietnam Grand Prix)… Trong bối cảnh ngành giải trí đang phát triển vượt bậc, để có thể tạo ra những dịch vụ giải trí lành mạnh, những sự kiện giải trí văn minh, thu hút được nhiều người tham gia và đem lại giá trị kinh tế – xã hội to lớn cho đất nước, Việt nam cần đội ngũ quản lí được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Đó là những người không chỉ có kiến thức về văn hóa, xã hội, nghệ thuật, giải trí nói chung, mà còn phải có kiến thức về quản lí, quản trị, kinh doanh, marketing, có khả năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và điều phối tốt.

Sinh viên lớp Giải trí đi thực tế

Ngành Quản lí giải trí và sự kiện của Đại học Quốc gia Hà Nội là ngành học tiên phong trong lĩnh vực này, không chỉ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng tích hợp về kinh tế, quản trị kinh doanh, văn hóa – xã hội, nghệ thuật và giải trí mà còn được trang bị kiến thức, tư duy và cách tiếp cận liên ngành, để từ đó, có đủ năng lực giải quyết vấn đề một cách toàn diện và tổng thể. Điều này là vô cùng cần thiết đối với công việc của người làm quản lí, quản trị trong lĩnh vực giải trí.

Sinh viên lớp Giải trí tham gia tổ chức sự kiện 

Với triết lý đào tạo “Tiếp cận liên ngành và đồng hành cùng doanh nghiệp”, chương trình được thiết kế theo định hướng của thị trường lao động. Đội ngũ chuyên gia từ các tập đoàn, doanh nghiệp chính là Ban cố vấn chuyên môn cho chương trình. Các giảng viên không chỉ bao gồm những người vững về kiến thức hàn lâm, học thuật, mà còn là những chuyên gia, chủ doanh nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực giải trí.

MỘT SỐ MÔN HỌC HẤP DẪN, THỰC TẾ – ĐỒNG HÀNH VỚI DOANH NGHIỆP

  • Công nghiệp văn hóa
  • Luật kinh doanh và thương mại
  • Truyền thông Marketing tích hợp
  • Nghiệp vụ gây quỹ tài trợ
  • Sức khỏe và an toàn trong công nghiệp giải trí và sự kiện
  • Quản lí rủi ro và khủng hoảng sự kiện
  • Thiết kế sản phẩm truyền thông cho giải trí và sự kiện
  • Quản lí trò chơi điện tử
  • Thiết kế và trang trí sự kiện
  • Lễ hội và quản lí lễ hội ở Việt Nam
  • Kĩ năng dẫn chương trình và nghệ thuật nói trước đám đông
  • Tư duy sáng tạo và phản biện

 

HỌC QUẢN LÍ GIẢI TRÍ VÀ SỰ KIỆN LÀM NGHỀ GÌ?

Vị trí việc làm/đơn vị việc làm
Khối cơ quan nhà nước Làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước đối với lĩnh vực giải trí, tổ chức sự kiện, nghệ thuật – biểu diễn;
Khối tư nhân, doanh nghiệp Làm việc trong các phòng truyền thông, marketing, tổ chức sự kiện của doanh nghiệp hoặc công ty chuyên về truyền thông, tổ chức sự kiện;…

  • Nhân viên tổ chức sự kiện, điều phối viên sự kiện: Thực hiện các công việc liên quan đến quản lí, điều phối, trợ lí, tổ chức thực hiện các dịch vụ, hoạt động giải trí và tổ chức sự kiện theo sự phân công của quản lí.
  • Quản lí sự kiện: Lập kế hoạch, giám sát thực hiện, kiểm soát rủi ro, phân công nhiệm vụ để đạt được mục tiêu cuối cùng trong việc tổ chức hoạt động giải trí, sự kiện…
  • Giám sát sự kiện: Giám sát từng hạng mục cụ thể trong quản lí, tổ chức và điều hành các hoạt động giải trí và sự kiện.
  • Quản lí sản xuất: Quản lí sản xuất có trách nhiệm điều phối nhân viên sản xuất các hạng mục phục vụ cho sự kiện và giám sát tất cả công việc liên quan để đảm bảo quá trình làm việc an toàn và đúng tiến độ, đảm bảo ngân sách thực hiện, tiến độ cung cấp các hạng mục cho chương trình. Quản lí sản xuất kiểm soát ngân sách và tiến độ làm việc, giám sát toàn bộ công việc từ thời gian bắt đầu chuẩn bị cho đến tận khi buổi tổng duyệt kĩ thuật của sự kiện kết thúc.
  • Quản lí Marketing sự kiện: Phụ trách truyền thông và quảng bá cho hoạt động giải trí và sự kiện, bao gồm các công việc cụ thể như sản xuất tờ rơi, poster, ấn phẩm truyền thông, làm việc với cơ quan báo chí, gây quỹ,…
Khối tổ chức phi chính phủ, quốc tế Điều phối/phát triển dự án liên quan đến truyền thông; nghiên cứu viên, chuyên viên/quản lí chương trình liên quan đến văn hóa, di sản, lịch sử của khu vực, quốc gia…
Khối trường học, sư phạm
  • Giảng dạy, nghiên cứu ngành giải trí, tổ chức sự kiện… tại các trường đại học, học viện, trung tâm kỹ năng, doanh nghiệp.
  • Làm việc tại đơn vị tổ chức sự kiện cấp Khoa/Trường/Đại học
Khởi nghiệp và nâng cao trình độ Sau đại học
  • Khởi nghiệp: phát triển ý tưởng và tạo dựng doanh nghiệp tổ chức sự kiện của cá nhân.
  • Có thể học lên cao học/nghiên cứu sinh chuyên ngành Văn hóa học, Quản lí văn hóa, Quản trị thương hiệu… và các chuyên ngành gần, chuyên ngành phù hợp khác theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Một số đơn vị đồng hành Công ty TNHH Truyền thông Sáng tạo Woodpecker

Công ty TNHH Quảng cáo & Dịch vụ Truyền thông Việt Nam (VEBA)

Công ty CP truyền thông đa phương tiện PMG

Chi tiết chương trình đào tạo: https://sisvnu.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-quan-li-giai-tri-va-su-kien/

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01, D03, D04

4. QUẢN TRỊ ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ BỀN VỮNG

Phát triển đô thị đi kèm với quản trị đô thị nói chung và đô thị thông minh một cách bền vững nói riêng đang là một xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới. Quản trị đô thị thông minh nhấn mạnh đến sự đổi mới có tính bền vững hướng đến con người trong môi trường xã hội công nghệ và tri thức.

Việt Nam hiện nay đã có tới hai trung tâm vùng đô thị với dân số tới gần 10 triệu dân sinh sống như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã làm cho yêu cầu về nhân lực liên ngành, đa ngành, tích hợp các mục tiêu phát triển ngày càng cấp thiết. Theo Báo cáo Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực từ 2020 – 2025 của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực các ngành liên quan đến đô thị chiếm tới 11%, tương ứng với khoảng 29.700 lao động/năm, nằm trong tốp ngành nghề có nhu cầu lớn nhất.

Buổi tham quan thực tế của sinh viên Đô thị 

Ngành học xu thế Quản trị đô thị thông minh và bền vững của Đại học Quốc gia Hà Nội được xây dựng mang tính liên ngành, dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để quản lí đô thị theo hướng tích hợp, bền vững với các khối kiến thức trụ cột như: nền tảng cho quản lí phát triển đô thị, các vấn đề quản lí đô thị, nền tảng công nghệ trong quản lý đô thị, công nghệ ứng dụng trong phát triển đô thị bền vững, các kỹ năng và thực hành quản lí phát triển đô thị.

Buổi hướng nghiệp cho sinh viên Đô Thị

MỘT SỐ MÔN HỌC HẤP DẪN, THỰC TẾ – ĐỒNG HÀNH VỚI DOANH NGHIỆP

  • Lịch sử đô thị Việt Nam
  • Ngôn ngữ lập trình
  • Hạ tầng dữ liệu không gian trong quản lí phát triển đô thị
  • Internet vạn vật và Dữ liệu lớn trong quản lí phát triển đô thị
  • Phân tích chính sách đô thị
  • Chính quyền đô thị điện tử
  • Phát triển đô thị và kinh tế bất động sản
  • Viễn thám cho hệ thống đô thị

 

HỌC QUẢN TRỊ ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ BỀN VỮNG LÀM NGHỀ GÌ?

Vị trí việc làm/đơn vị việc làm
Khối cơ quan nhà nước
  • Các cơ quan chính quyền địa phương Bộ Xây dựng; Bộ kế hoạch đầu tư, Sở Quy hoạch, Ủy ban nhân dân các cấp (Phòng Quản lý đô thị/Phòng Kinh tế – Hạ tầng) – Tham mưu thực hiện công tác quản lý hạ tầng đô thị, đề xuất các chương trình phát triển đô thị, dự án trọng điểm tại UBND các cấp; các đơn vị, cơ quan có chức năng hoạch định, tham mưu, tư vấn chính sách…;
  • Cơ quan thực hiện công tác quản lý chính sách, môi trường đô thị, dữ liệu đô thị, quản trị đô thị, phát triển giao thông đô thị, quản lí rủi ro đô thị
  • Cơ quan truyền hình – thông tấn về đô thị, quy hoạch, kiến trúc – cảnh quan đô thị
Khối tư nhân, doanh nghiệp
  • Công ty xây dựng và khảo sát, quy hoạch đô thị
  • Hiệp hội nhà ở và doanh nghiệp xã hội
  • Bạn cũng có thể làm việc tại các công ty, tập đoàn đầu tư và quản lý nhà ở, bất động sản, dịch vụ đô thị, kiến trúc cảnh quan… VD: Savills, Vingroup, Gamuda, CBRE, Colliers International Vietnam…
Khối tổ chức phi chính phủ, quốc tế Điều phối/phát triển dự án liên quan đến đô thị, kiến trúc, quy hoạch; là cầu nối giữa cơ quan, tổ chức và cộng đồng để thực hiện các dự án, chương trình phát triển đô thị, dân cư…
Khối trường học, sư phạm Giảng dạy, nghiên cứu ngành đô thị, quy hoạch, kiến trúc, phát triển bền vững, bất động sản… tại các trường đại học, học viện.
Khởi nghiệp và nâng cao trình độ Sau đại học
  • Khởi nghiệp: kinh doanh các dịch vụ quản lí, phát triển, vận hành đô thị thông minh và bền vững
  • Có thể học lên cao học/nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lí phát triển đô thị, Bất động sản, Chính sách công, Quy hoạch… và các chuyên ngành gần, chuyên ngành phù hợp khác theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Một số đơn vị đồng hành Viện Nghiên cứu Định cư

Công ty CP tập đoàn Nhà Vàng

Công ty CP tư vấn thiết kế nội thất PT3D

Tổng công ty 36, Công ty CP xây dựng số 12

Công ty cổ phần Viễn thông FPT – FPT Telecom

Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH thành phố Hà Nội

Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam

Công ty CP tập đoàn eco pearl city.

 

Chi tiết chương trình đào tạo: https://sisvnu.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-quan-tri-do-thi-thong-minh-va-ben-vung/

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D03, D04, D07

 

5. THIẾT KẾ SÁNG TẠO 

Thiết kế là một nghệ thuật. Nghệ thuật thiết kế để có thể đi vào được cuộc sống không chỉ là nghệ thuật thuần túy, mà ở đó sản phẩm của thiết kế sáng tạo được tạo dựng và phát triển trên cơ sở nắm bắt nhạy bén nhu cầu của thực tiễn. Hiện tại đây là một trong các ngành hot Đại học Quốc gia Hà Nội

Sinh viên Liên ngành tham gia trình diễn thời trang

Do đó, người làm về thiết kế sáng tạo cần có tư duy mở về thiết kế theo hướng bền vững, có trách nhiệm xã hội, tính nhân văn và sự nhạy bén về kinh doanh cũng như năng lực ứng dụng công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số. Với quan điểm đó, chương trình đào tạo cử nhân về Thiết kế sáng tạo được xây dựng với cách tiếp cận: Tiếp cận liên ngành Sáng tạo – Công nghệ – Kinh doanh và đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Sinh viên ngành Thiết kế sáng tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội có thể chọn ba chuyên ngành: Thời trang và sáng tạo, Thiết kế nội thất bền vững hoặc Đồ họa công nghệ số. Cử nhân Thiết kế sáng tạo sẽ đáp ứng thị trường lao động cũng như kéo dài tuổi nghề, định vị năng lực bởi sự năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp; có khả năng tác nghiệp trong thực tiễn gắn với thấu hiểu khách hàng, quản trị sản phẩm, kỹ thuật công nghệ và tư duy thẩm mỹ; có khả năng thích ứng trong môi trường đa văn hóa và khả năng hội nhập quốc tế.

Buổi trình diễn của sinh viên Khoa Các khoa học liên ngành

MỘT SỐ MÔN HỌC HẤP DẪN, THỰC TẾ – ĐỒNG HÀNH VỚI DOANH NGHIỆP

  • Tư duy sáng tạo và phản biện
  • Thiên nhiên trong thiết kế
  • Xây dựng và quản trị thương hiệu (Thời trang, đồ họa, nội thất)
  • Các loại hình nghệ thuật ở Việt Nam
  • Kể chuyện trong thiết kế sáng tạo
  • Lịch sử và các trào lưu phong cách (Thời trang, đồ họa, nội thất)
  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thời trang
  • Thiết kế tương tác và trải nghiệm UI/UX
  • Thiết kế đồ hoạ động
  • Thiết kế không gian nội thất nhà ở và các loại hình lưu trú
  • Nguyên tắc chiếu sáng bền vững cho nội thất
  • Phương pháp quản lý và triển khai dự án thiết kế nội thất
  • Công nghệ thực tế ảo trong thiết kế nội thất
  • Chứng chỉ hệ thống công trình xanh

 

HỌC THIẾT KẾ SÁNG TẠO LÀM NGHỀ GÌ?

Vị trí việc làm/đơn vị việc làm
Khối cơ quan nhà nước
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến ngành mỹ thuật công nghiệp và văn hoá nói chung.
  • Làm việc Thiết kế/Sáng tạo cho các công ty, tổ chức tư nhân và nhà nước trong xây dựng, nghiên cứu, vận hành dịch vụ thiết kế, sáng tạo trong lĩnh vực thời trang, nội thất, đồ họa;
  • Làm viêc, nghiên cứu, quản trị và kinh doanh:
    • Mảng nội thất (quản lý dòng sản phẩm, quản lí chuỗi cung ứng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trưng bày sản phẩm…)
    • Mảng thời trang (thiết kế, trưng bày sản phẩm, nghiên cứu và dự báo xu hướng, phát triển sản phẩm, quản lí dòng sản phẩm, quản lí chất lượng, stylist, nhà báo thời trang, quản trị thương hiệu…)
    • Mảng đồ họa (thiết kế mỹ thuật, sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện tại công ty/tập đoàn giải trí, sự kiện, thời trang, nội thất, truyền thông, báo chí truyền hình, thiết kế tương tác UI/UX, họa sĩ/thiết kế game/kỹ xảo phim, bất cứ đơn vị nào liên quan đến sáng tạo, truyền thông thương hiệu…
Khối tư nhân, doanh nghiệp
Khối tổ chức phi chính phủ, quốc tế Điều phối dự án liên quan đến thiết kế, thương hiệu, truyền thông, thời trang, nội thất,
Khối trường học, sư phạm
  • Giảng dạy, nghiên cứu ngành mỹ thuật, thiết kế thời trang/nội thất/đồ họa, Marketing,.
  • tại các trường đại học, học viện, trung tâm, viện nghiên cứu…
  • Làm việc tại đơn vị truyền thông và quản trị thương hiệu cấp Khoa/Trường/Đại học
Khởi nghiệp và nâng cao trình độ Sau đại học
  • Khởi nghiệp: phát triển ý tưởng và tạo dựng doanh nghiệp, thương hiệu cá nhân
  • Có thể học lên cao học/nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản trị Truyền thông/Thương hiệu, Báo chí học, Xử lí khủng hoảng, Quản trị sự kiện… và các chuyên ngành gần, chuyên ngành phù hợp khác trong hệ thống các chuyên ngành hiện được phép đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Một số đơn vị đồng hành Công ty CP Canifa

Công ty CP Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Bitis)

Công ty CP Dự Kim (IVY MODA)

Công ty CP Tập đoàn Giovanni

Công ty CP Gỗ Minh Long

Công ty CP Gỗ An Cường

Công ty TNHH Cariny Việt Nam

Công ty TNHH ZEIT MEDIA

Chi tiết chương trình đào tạo: https://sisvnu.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-thiet-ke-sang-tao/

Tổ hợp xét tuyển: H01, H04, H05, H06

Thông tin liên hệ:

Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhà G7, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Trang web: www.sis.vnu.edu.vn | Hotline: 098 129 0448

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *