Trải nghiệm thực tế của Sinh viên ngành Quản trị đô thị thông minh và bền vững

1. Điểm danh một số trải nghiệm thực tế 

Trong suốt quá trình học tập, sinh viên ngành Quản trị đô thị thông minh và bền vững luôn được tạo điều kiện để lý thuyết đi đôi với thực hành, liên ngành, liên lĩnh vực, học tập thực tiễn, thực hành tận tay!

1.1 Trải nghiệm, thực hành với các phần mềm quản lý đô thị

Sinh viên đô thị thực hành ứng dụng tổ hợp phần mềm và không gian: Google Earth, AutoCAD,  ArcGIS.

Sinh viên Đô thị thực hành trên phần mềm ArcGIS và AutoCAD

Phần mềm giúp các bạn nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích, quản lý, cập nhật, phân tích thông tin và xuất bản tạo nên một hệ thống thông tin địa lý.

1.2 Học các học phần tại thực địa thay vì trên giảng đường

Buổi học tại thực địa của học phần Lịch sử Đô thị Việt Nam của lớp Đô Thị K3 tại Khu di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội

Sinh viên nghe về kiến trúc đô thị tại di tích Cổ Loa

Tại đây sinh viên của ngành Đô thị thông minh và bền vững đã được diễn giả và thầy Vũ Hoài Đức giảng dạy cho về kiến trúc đô thị tại Cổ Loa.

1.3 Sinh viên Đô thị thông minh và bền vững đi thực tế làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên

Một buổi tham gia làm đề tài nghiên cứu Khoa học của sinh viên Đô thị đã giúp cho các bạn cải thiện về các kỹ năng của bản thân

Sinh viên lớp Đô thị chăm chú nghe thầy nói về hướng nghiên cứu Khoa học

Nhờ những buổi nghiên cứu này, không dừng lại ở lý thuyết đơn thuần, các phương pháp, bài học khi nghiên cứu sẽ giúp các bạn sinh viên ứng dụng vào thực tiễn, các học phần khác và đặc biệt là khóa luận tốt nghiệp về sau.

1.3 Triển lãm “Dòng chảy kết nối – Connection Flow” 

Thông qua triển lãm, đặc biệt là các tác phẩm của Nghệ sĩ – Giảng viên Nguyễn Thế Sơn, sinh viên được ngắm nhìn, chiêm nghiệm sự thay đổi của cảnh quan đô thị sau 10 năm,…

Sinh viên được tham dự triền lãm “Dòng chảy kết nối – Connection Flow”

Các bạn sinh viên được chiêm nghiệm sự thay đổi kỳ diệu của đô thị qua những tác phẩm trong những tác phẩm ‘Mười năm phơi sáng’ thuộc khuôn khổ Liên hoan nhiếp ảnh quốc tế Photo Hanoi’23 của thầy Nguyễn Thế Sơn.

1.4 Thăm quan chuỗi địa điểm đặc biệt

Chuỗi địa điểm: Đài tưởng niệm Bắc Sơn – Tòa Nhà Quốc hội – Hầm Quốc Hội – Khu di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long. 

Trong quá trình thăm quan chuỗi địa điểm, sinh viên còn được các giảng viên, hướng dẫn viên giảng giải tận tình, từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn. 

Sinh viên Đô thị cùng thầy giáo tham quan tòa nhà Quốc hội

Ở Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật luôn hướng tới việc học đi đôi với hành nên các bạn sinh viên được các giảng viên đưa đi đến địa điểm thực tế để có thể học tập và trải nghiệm kiến trúc đô thị khác nhau.

2. Tại sao sinh viên ngành Quản trị đô thị thông minh và bền vững luôn được trải nghiệm thực tế?

Với phương châm: Tiếp cận liên ngành – Đồng hành cùng doanh nghiệp, Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật luôn chú trọng vào thực tế trải nghiệm trong các môn chuyên ngành. 

tình huống của Doanh nghiệp, từ đó biến lý thuyết thành thực tế một cách trực tiếp nhất.

Với mong muốn đảm bảo yếu tố: Năm 2 tiếp cận nghiệp vụ, năm 3 rèn luyện kỹ năng và năm 4 có thể đảm đương công việc. 

Một số vị trí việc làm của ngành Đô thị

Trên đây là một số thông tin thú vị liên quan đến ngành Quản trị đô thị thông minh và bền vững. Tìm hiểu thêm về ngành học và Trường  Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *